Chuyển đến nội dung chính

Cách viết nhạc căn bản - DMCSG

Cách viết nhạc căn bản - DMCSG
1. Học và đọc nốt nhạc:
Các bạn lấy 1 tờ giấy trắng rồi vẽ khuông nhạc với 5 dòng kẽ và 4 khe, sau đó chấm lên 1 chấm lên và đọc tên nốt.
Đừng để ý các đuôi, móc hoặc các ký tự, yêu cầu đọc đúng tên nốt nằm trên các khe và dòng nhạc thôi.
Bước đầu học nốt bằng cách nầy có ưu điểm là không bị rối mắt bởi các dấu móc hoặc các ký tự liên quan, học từ từ đến khi nào thuộc hết vị trí các nốt trên khuông nhạc nhé!
27538621-Music-notes-on-staves-Stock-Photo

2. Kiểm tra bài : mở 1 bài nhạc bất kỳ để kiểm tra bằng cách đọc đúng tên các nốt trên khe và dòng bài nhạc.
Ở bước này các bạn cũng đừng để ý đến các dấu móc hoặc các ký tự, chỉ cần đọc đúng tên nốt trên khuông nhạc là coi như đã thuộc bài.

3. Các hình nốt (nốt tròn ,trắng,đen,…) đã có trong sách các bạn có thể tự xem.

4. Giá trị trường độ các nốt : Trong âm nhạc dấu tròn có giá trị lớn nhất nên được xem là đơn vị trường độ, những loại hình nốt khác là phân số của nốt tròn các bạn tự kiểm chứng.

5. Nhịp (phần quan trọng nhất) : Là phần trường độ gồm những nốt nhạc hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong 1 bản nhạc ( trong các sách cũ gọi là trường canh).
50-Colorful-Vector-Art-Music-Wallpapers-11

6. Các loại nhịp: Trong âm nhạc có 2 loại nhịp chính là nhịp đơn và nhịp kép;Mổi loại dù đơn hay kép cũng gồm các nhịp 2,3 và 4 phách
Tổng số có 12 nhịp đơn và 12 nhịp kép. Dấu tròn là dấu có giá trị trường độ lớn nhất nên nó được làm điển hình để phân chia và ghi số cho nhịp đơn. Trong bài nầy mình chỉ nói 3 loại nhịp chính thường dùng cho tất cả các bản nhạc (nhịp 2 phách, 3 phách và 4 phách ) các loại nhịp khác dù đơn hoặc kép cũng đều là biến thể của 3 loại nhịp đã nêu trên .Riêng phần nầy mình sẽ viết ở 1 chuyên đề khác đầy đủ hơn.
Bài nầy mình viết trên word nên không thể hiện được số chỉ nhịp (không được viết có gạch ngang như phân số ) các bạn thông cảm.

7. Nhịp 2 phách đơn thông dụng là nhịp 2/4.

Con số 2 ở trên cho biết mỗi nhịp (1 trường canh) gồm có 2 phách
Số 4 có nghĩa là dấu tròn chia 4 = dấu đen
Như vậy cứ 1 ô nhịp (1 trường canh ) cùa nhịp 2/4 có 2 phách và giá trị 1 phách = 1 nốt đen ,với 2 nốt đen trong 1 nhịp của nhịp 2/4 tác giả có thể chia ra làm 4 nốt móc đơn hoặc 1 đen và 2 móc kép v.v…miễn sao cứ trong 1 nhịp cộng lại = 2 nốt đen. Nhịp đầu bài có thể thiếu (gọi là nhịp thiếu).Tương tự cách tính nầy ta xét đến nhịp 3/4 (gồm 3 phách trong 1 nhịp) và nhịp 4/4 (gồm 4 phách trong 1 nhịp)
Phách mạnh- Phách yếu : Phách đầu của mổi nhịp luôn luôn là phách mạnh có nghĩa nốt đứng liền sau vạch nhịp là phách mạnh
Nhịp chỏi: là nhịp mà ở ngay phách đầu gặp sự yên lặng (dấu lặng)

8. Tương quan giữa nhịp đơn và nhịp kép
Nhịp kép : Muốn tìm nhịp kép tương ứng ta lấy số chỉ nhịp ở trên nhân 3 và số chỉ nhịp ở dưới nhân 2 .v.d : muốn tìm nhịp kép cho nhịp 2/4 ta lấy số trên 2 nhân 3 = 6 và số dưới 4 nhân 2 = 8 .Vậy nhịp kép của nhịp 2/4 là 6/8.Tương tự tìm nhịp kép cho nhịp 3 và 4 phách cũng như vậy.
Muốn tìm nhịp đơn tương ứng ta làm ngựợc lại (chia chỉ số trên cho 3 và chia chỉ số dưới cho 2 ).
Tổng cộng nhịp 2 phách đơn có 4 loại : 2/1- 2/2- 2/4- 2-8
Nhịp 2 phách kép có 4 loại : 6/2- 6/4- 6/8 – 6/16
Nhịp 3 phách đơn : 3/1 – 3/2 – 3/4 – 3/8
Nhịp 3 phách kép : 9/2 – 9/4 – 9/8 – 9/16
Nhịp 4 phách đơn : 4/1 – 4/2 – 4/4 – 4/8
Nhịp 4 phách kép : 12/2 – 12/4 – 12/8 – 12/16
brillantes-notas-musicales-negras_279-7821
9. Nhịp ghép: là sự phối hợp giữa các con số chỉ nhịp đã học vd ta lấy nhịp 2/4 và nhịp 3/4 ,lấy 2 số trên ghép lại 2+3 =5 ( chỉ lấy 2 số trên số bên dưới giữ nguyên ) ta có nhịp 5/4.

10. Sau khi học xong các phần cơ bản rồi các bạn cần phải học đủ các ký tự âm nhạc: dấu lặng, dấu hóa….

11. Dấu hóa đặt ở đầu bộ khóa: Có từ 1 đến 7 dấu thăng đặt ở đầu bộ khóa (khóa Sol) theo thứ tự như sau:
FA – DO – SOL – RE – LA – MI – SI
Dấu giáng đặt ở đầu bộ khóa có thứ tự ngược lại với dấu thăng:
SI – MI – LA – RE – SOL – DO – FA
Như vậy chỉ cần học thuộc lòng thứ tự trên khi mở 1 bài nhạc nếu 1 dấu thăng thì là FA , nếu là 2 dấu thăng thì là FA & DO.
dấu giáng ngược lại, khi tập bài khỏi phải bân tâm ván đề dấu hóa nữa.

12. Khi hoàn thành xong bài học này thì mở 1 bản nhạc mới bạn có thể đọc và hiểu hết bài nhạc y như dịch 1 bản anh văn đó có điều ở đây là mình dịch bản nhạc 1 cách thông suốt.

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Hoàng Anh Gia Lai 3, Nguyễn Hữu Thọ, Nhà Bè. TP. HCM
Tel: 0983 377 911 - 0985 388 911
MÃ ƯU ĐÃI R39
Email: info@dmcsaigon.vn
Web: www. HOCDJ .vn & www. dmcsaigon .vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn sử dụng phím nóng trong Virtual DJ — DMCSG

Hướng dẫn sử dụng phím nóng trong  Virtual DJ — DMCSG Virtual DJ là phần mềm mà đa số Dj nghiệp dư bắt đầu dùng để mix nhạc..Và đây là bảng hướng dẫn để bạn có thể dùng các phím trên keyboard để thực hiện Phím tắt trong phần mềm: Tab : Đổi bên [1] và [2] để sử dụng phím tắt Ctrl+tab : thay đổi chức năng chính như : Browser,effects,record Spamler. Shift+[p] : giật nhịp nhạc theo tay mình . : Tăng tốc độ nhạc lên 1/2 so với giới hạn cho phép=[Shift+Space] : Stop .[P] : Pause anD Play Space : play [L] : Đưa nhạc đến vị trí có nhịp Bass đầu tiên. [←] : Làm tăng tần số âm thanh [+256]. [ →] : Làm giảm tần số âm thanh [-256]. Ctrl + [←] : Tua lại 1 nhịp nhạc Ctrl + [ →] : Tua đi 1 nhịp nhạc Ctrl+Shift+[←] : tua lại 4 nhịp nhạc Ctrl+Shift+[ →] : Tua đi 4 nhịp nhạc Num [+]& [-] : Tăng và giảm tốc độ nhạc ở mức độ trung bình . Shift+ num [+]& [-]:Tăng và giảm tốc độ nhạc ở mức độ chậm . Ctrl...

Chỉnh sửa bằng Chức năng Piano Roll trong Fl studio — DMCSG

Chỉnh sửa bằng Chức năng Piano Roll trong Fl studio — DMCSG Chức năng này có hai bảng — bảng nốt và bảng điều kiển (Controllers). Bảng nốt cho phép chỉnh sửa, thêm, xoá… nốt nhạc của các track. Bảng Controllers cho phép điều chỉnh các kiểu điều khiển như RPN, RPNs, lực độ, pitch wheel (bend), Aftertough … trong khi chơi và thu ở thời gian thực. Để mở cửa sổ này, có bốn cách mở: Chọn track bạn muốn xem, nhấn . Chọn track bạn muốn xem, chọn menu View-Piano Roll. Nhấn phím phải vào track muốn xem và chọn Piano Roll từ menu con hiện ra. Nhấn đúp chuột vào Clip MIDI bên phần Clip pane. Nếu nhiều track được chọn, track hiện thời sẽ xuất hiện. Bạn có thể dễ dàng chuyển đến các track khác bằng cách nhấn chuột vào , (hoặc nhấn phím T) và chọn track cần xem. Nếu bạn chọn một track trống, cakewalk sẽ tự động tạo track mới. Cách định nghĩa và sử dụng Snap Grid Cakewalk cho phép bạn định nghĩa một Snap Grid để tiện cho việc sắp xếp và chọn các sự kiện. Đơn giả...

Những lý do hấp dẫn để trở thành một DJ/Producer chuyên nghiệp

Những lý do hấp dẫn để trở thành một DJ/Producer chuyên nghiệp Trở thành Dj chuyên nghiệp như Dj Wang Trần Những lý do hấp dẫn để trở thành một DJ/Producer chuyên nghiệp Yếu tố đầu tiên hãy chọn cho mình một người thầy tốt: Đến với Học việc DJ Super Star và được đào tạo trực tiếp từ DJ Wang Tran — DJ top 1 Việt Nam — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — Con đường sự nghiệp của bạn sẽ rộng mở chào đón bạn khi ngành âm nhạc đang phát triển liên tục. Được giao lưu với các Sao nổi tiếng trong Showbiz. Lịch show diễn liên tục với mức lương không thể hấp dẫn hơn. Có thể làm việc trong và ngoài nước. — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — Bạn còn chần chờ gì nữa hãy đăng kí ngay vào Học viện DJ Super Star, lớp học, đào tạo DJ số 1 Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ miễn phí. Địa chỉ: Hoàng Anh Gia Lai 3, Nguyễn Hữu Thọ, Nhà Bè. TP. HCM Tel: 0983 377 911–0985 388 911 MÃ ƯU ĐÃI R39 Email: info@dmc...